Tôm hùm thuộc nhóm giáp xác có kích thước lớn trong họ Palinuridae, là 1 loại hải sản có giá trị kinh tế cao, tại Việt Nam chúng phân bố chủ yếu tại các vùng biển đảo có rạn san hô trong đó có vùng biển Cù Lao Chàm. Theo các nghiên cứu gần đây, trong số 8 loài tôm hùm được ghi nhận tại các vùng biển Việt Nam thì tại Cù Lao Chàm có đến 06 loài, là: Tôm hùm đỏ, Tôm hùm bông (sao, xô), Tôm hùm sen (vằn, râu trắng), Tôm hùm mốc (sỏi, xanh chân dài, lông), Tôm hùm ma (tôm hùm đầu dứa), Tôm hùm xanh (tôm hùm đá). Tùy vào mỗi loài có tập tính khác nhau mà sự phân bố của chúng trong tầng nước cũng khác nhau, tuy nhiên các loài tôm hùm ở Cù Lao Chàm chủ yếu sống trong các vùng rạn san hô, hang, ghềnh đá, ở độ sâu không quá 20 m. Trong tự nhiên, tôm hùm là động vật ăn tạp, thường đi kiếm ăn vào chiều tối, thức ăn ưa thích chủ yếu là các loại động vật như: Cá, tôm, cầu gai, cua, ghẹ, giáp xác nhỏ, nhuyễn thể,…ngoài ra còn ăn các loại thực vật như các loại rong rêu. Tôm hùm sinh trưởng, tăng trọng lượng và kích thước thông qua quá trình lột xác, chu kỳ lột xác của mỗi loài tôm hùm phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, thức ăn,.... và các yếu tố nội tại của cơ thể chúng. Tôm hùm là loài sống di cư theo chu kỳ sinh trưởng, chúng có thể được sinh sản từ những vùng biển sâu, quá trình phát triển của ấu trùng qua các giai đoạn trôi nổi theo các dòng hải lưu và khi tìm đến những vùng rạn san hô để trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng tại đây trước khi chúng tìm đến những vùng nước sâu ở giai đoạn thành thục và sinh sản. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, với sự phong phú về thành phần giống loài, chúng tạo nên mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, có vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái biển góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển.Kể từ năm 2009 trở lại đây, các hoạt động kinh tế du lịch, dịch vụ trên địa bàn xã đảo đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống cũng như thu nhập của công đồng người dân được cải thiện. Tuy nhiên, lượng khách tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch, đặc biệt là dịch vụ ẩm thực, kinh doanh hàng hải sản đã xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học của các giống loài thủy, hải sản trong Khu dự trữ sinh quyển Thế giới- khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm do tình trạng khai thác quá mức của người dân.Trong số đó, phải kể đến loài tôm hùm (một trong các đối tượng tài nguyên mục tiêu tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm) đang bị khai thác quá mức dẫn đến hệ lụy tất yếu là nguồn lợi bị suy giảm, sinh cảnh tự nhiên bị tác động mạnh trên diện rộng, đặc biệt là tại các vùng rạn san hô. Như vậy nếu rạn san hô được bảo vệ tốt, nghiêm cấm các phương thức khai thác mang tính hủy diệt, đánh bắt có mùa vụ, đánh bắt với kích thước phù hợp thì nguồn lợi tôm hùm có thể được bảo vệ một cách bền vữngVới những đặc tính sinh thái loài cùng với tình trạng khai thác tôm hùm trong tự nhiên ngày một lớn, tôm hùm là một trong những loài thủy sản nguy cấp, quy hiếm được quy định tại phụ lục II của Nghị định số 26/2019/ NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Để bảo vệ nguồn lợi tôm hùm tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, lưu trữ nguồn gen quý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo sinh kế cho cộng đồng một cách bền vững, BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đề nghị người dân thực hiện nghiêm các quy định như sau:- Không được khai thác, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài tôm hùm có nguồn gốc khai thác tự nhiên trong thời gian từ 01/4-30/5 hằng năm (mùa sinh sản của tôm hùm);- Chia sẻ, phổ biến thông tin nêu trên đến người dân, du khách, cơ sở thu mua, nhà hàng và toàn xã hội nhằm góp phần bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi tôm hùm tự nhiên.Thông tin bổ sung:Tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 về Quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản nêu rõ: Khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.

                                                            Thúy Trang-BQL Khu BTB Cù Lao Chàm

Privacy Preference Center